Ngứa hậu môn là dấu hiệu bạn đang bị bệnh trĩ?


Có rất nhiều trường hợp bị ngứa hậu môn hoặc xung quanh bộ phận hậu môn nhưng không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ hay không? Cùng các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng đi tìm câu trả lời.

BẠN ĐANG GẶP PHẢI MỘT TRONG NHỮNG TRIỆU CHỨNG SAU:

Ngứa hậu môn là tình trạng ngứa xung quanh vùng hậu môn, vị trí ngứa nằm ở hậu môn hoặc trên da xung quanh hậu môn, ngứa diễn ra mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là ban đêm. Nếu nghi ngờ đó là bệnh trĩ, bạn có thể kiểm tra thêm một số triệu chứng sau:

  - Chảy máu khi đi đại tiện: máu chảy ban đầu khá kín đáo, bạn chỉ thấy trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Về sau máu chảy thành tia, thành giọt hoặc dính vào phân.

  - Sa trĩ: bệnh nhân sẽ thấy rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

  - Các triệu chứng khác: búi trĩ có thể không gây đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi: Tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn

  Bên cạnh đó, sẽ có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… từ đó bị ngứa rát hậu môn và sưng quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

  Ngoài ra, ngứa hậu môn còn có khả năng bạn mắc những bệnh tình dục nếu trước đó có quan hệ không an toàn bằng hậu môn hoặc nhiễm bệnh từ bạn tình.

  Những chứng bệnh có thể gặp là mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,… triệu chứng ban đầu của bệnh thường là bị ngứa hậu môn do vùng này bị kích ứng gây ngứa. Đây là bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân và khả năng lây lan cho toàn xã hội.

  Chính vì triệu chứng ngứa hậu môn là dấu hiệu điển hình của khá nhiều bệnh nên cần phải qua khám lâm sàng, đồng thời cần nắm rõ những triệu chứng kèm theo mới chẩn đoán chính xác mầm bệnh.

Do đó, cách tốt nhất ngay lúc này là bạn nên:

Tránh dùng khăn ướt để lau sau khi đi vệ sinh, sử dụng khăn ướt thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ ngứa hậu môn cho bạn

   Nên giữ cho vùng hậu môn khô, có thể rắc một ít bột bắp vào bông gòn và thấm khô vùng hậu môn. Đặc biệt không nên dùng các loại phấn, nước hoa cũng như thuốc chống mồ hôi.

   Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, thức ăn thuộc nhóm nhuyễn thể như tôm, sò, hến,…

   Không nên gãi vùng hậu môn khi bị ngứa, tránh làm tổn thương da.

   Giải pháp tốt nhất: Đừng e ngại ở vùng kín mà hãy chủ động gặp bác sĩ để được khám và làm các kiểm tra cần thiết. Dựa vào bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, giúp bạn chấm dứt tình trạng nhanh chóng.

Nguồn blog sức khỏe: https://diachibenhviendalieu-tphcm.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét